Các nghi thức quan trọng trong ngày cưới

Tìm hiểu về văn hóa cưới hỏi của người Việt

Người xưa có câu:

Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà

Trong ba việc ấy thật là khó thay

Ý chỉ những việc quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi con người, trong đó có nhắc tới chuyện kết hôn, dựng vợ gả chồng. Trong xã hội hiện đại ngày này, tuy cuộc sống đã có nhiều thay đổi, nhưng chuyện yên bề gia thất, tổ chức lễ cưới vẫn là truyền thống quý báu của người Việt, chưa bao giờ bị xem nhẹ. Cùng Tổ chưc sự kiện Trường Giang tìm hiểu về các phong tục truyền thống trong đám cưới ở Việt Nam

1.Lễ dạm ngõ

7e7ee41578f2fa25d696804394e14e1a

Đây được coi là nghi thức đầu tiên trong đám cưới truyền thống ở nước ta, đánh dấu chính thức việc nhà trai tới đặt vấn đề với nhà gái để đôi bên gia đình được qua lại, cho phép đôi trẻ được tìm hiểu nhau, tiến tới hôn nhân. Về hình thức, nghi lễ này không quá cầu kì, chủ yếu mang tính chất báo cáo, do đó, nghi thức khá đơn giản, không nặng về vật chất nhưng lại rất quan trọng về mặt lễ nghi. Dạm ngõ thể hiện tinh thần trách nhiệm của đôi bên họ mạc với chuyện “trăm năm” của đôi lứa, tinh thần trách nhiệm của người đàn ông đối với một nửa của mình. Một lễ dạm ngõ tươm tất là tiền đề giúp cho mối quan hệ giữa hai gia đình trở nên gắn kết hơn, là khởi đầu cho hành trình hành phúc của cặp đôi càng thêm trọn vẹn!

2.Lễ Ăn hỏi

3dffc9736dafb5e14ebebad1186eb5eb

Lễ ăn hỏi là nghi lễ thứ 2 trong phong tục cưới hỏi và là nghi lễ rất quan trọng được xem như lễ đính hôn và thông báo chính thức về việc gả con cái giữa hai họ, quyết định tác hợp cho cô dâu, chú rể. Sau khi hai bên gia đình nói chuyện, chọn được ngày lành tháng tốt, nhà trai sẽ chuẩn bị các lễ vật do nhà gái yêu cầu. Theo phong tục, nhà trai cần chuẩn bị như sau:

  • Khay trầu rượu
  • Hai hộp bánh
  • Trái cây
  • Lợn sữa quay và xôi gấc
  • Bánh xu xê (phu thê)
  • Tiền nạp tài (tiền nát)
  • Một cặp rượu
  • Một cặp trà song hỉ
  • Đôi đèn cầy hình long phụng
  • Trầu cau theo yêu cầu nhà gái nhưng số lượng phải chẵn
  • Nữ trang cho cô dâu (đôi bông nhất định phải có, ngoài ra có thể thêm dây chuyền, vòng, lắc, nhẫn đính hôn…)

Sau khi nhà gái chấp nhận đính ước từ nhà trai, chàng trai chính thức xin được nhận làm rể của nhà gái, còn cô gái được nhận làm con dâu của nhà trai.

Mặc dù không phải chuẩn bị lễ vật như nhà trai, nhưng do lễ ăn hỏi được tổ chức tại nhà gái nên nhà gái cũng cần chuẩn bị nhiều hơn về khâu tổ chức, nhằm thể hiện sự tôn trọng đối với thông gia. Theo nghi thức cưới hỏi, nhà gái cần chuẩn bị không gian buổi lễ ăn hỏi sao cho thật sang trọng từ trang phục, cái sắp xếp vật phẩm cưới cho đến thức ăn đãi khách trong ngày lễ ăn hỏi.

3.Lễ xin dâu

449a12bf1bdbccb944f9575095b9d737

Sau khi nhà trai và nhà gái đã thống nhất với nhau về ngày ấn định tổ chức đám cưới. Tới ngày được ấn định, nhà trai sẽ tiến hành làm lễ xin dâu và rước dâu từ nhà gái về mình. Xin dâu là một nghi thức nhỏ được thực hiện trước khi thực hiện nghi lễ rước dâu của người Việt. Nghi thức này thường do mẹ của chú rể sẽ cùng một người thân khác trong gia đình thực hiện, nhà trai sẽ chọn giờ lành, mang trầu, rượu đến nhà cô dâu nhằm thông báo giờ đón dâu, xin phép họ nhà gái được nhận dâu và đón cô dâu về nhà chồng.

4.Lễ rước dâu

0c4d228e33f9d099cdc4c835aabc3d6c

 Sau lễ xin dâu, trưởng đoàn rước dâu thường là cha chú rể hoặc người trưởng họ, tiếp đến là chú, bác, cô, dì,... được sắp xếp theo đội hình từ cao đến thấp về cấp bậc sẽ cùng tiến vào hôn trường nhà gái. Sau khi đã vào nhà gái, nhà trai sẽ được mời giao lưu và dùng trà. Hai bên lần lượt giới thiệu về nhau, đại diện nhà trai sẽ chính thức phát biểu để ngỏ lời xin dâu, nhà gái đáp lời, động viên, dặn dò cặp vợ chồng trước khi về chung một nhà. Sau khi đại diện hai bên nói chuyện, chú rể sẽ vào phòng trao hoa cưới cho cô dâu, cả 2 sẽ cùng ra ngoài và thực hiện nghi thức dâng hương lên bàn thờ gia tiên. Cô dâu chú rể được gia đình hai nhà trao tặng quà, của hồi môn, chú rể lúc này sẽ được đón cô dâu về nhà. Lễ cưới chính thức sau đó được tổ chức tại gia đình nhà trai, vào ngày này, nhà trai thường tổ chức các chương trình giao lưu ca nhạc sôi động nhằm tạo bầu không khí tươi vui, hạnh phúc, ngụ ý chúc mừng ngày trọng đại của lứa đôi. Tại đây, các quan khách được gia đình gia chủ mời tiệc mặn, cô dâu - chú rể sẽ đi đến từng bàn tiếp rượu, và chính thức thông báo về mối quan hệ vợ chồng cũng như ra mắt các khách mời

5.Lễ lại mặt

044022f336f875d7ccb0600f7d700c8b

Rước dâu chưa phải là nghi thức cuối cùng trong phong tục cưới của người Việt. Thông thường, sau 4 – 5 ngày cô dâu về nhà chồng, đôi vợ chồng sẽ trở về nhà bố mẹ đẻ của cô dâu để thực hiện lễ lại quả. Nhà chồng thường chuẩn bị cho cô dâu mâm lễ vật gồm: gà trống, gạo nếp, bánh kẹo, rượu thuốc,... để mang về biếu cha mẹ, cô dâu chú rể sẽ ở lại ăn cơm cùng bố mẹ vợ vào ngày này. Lễ lại mặt được tổ chức không quá cầu kỳ nhưng lại mang ý nghĩa vô cùng to lớn. Thể hiện lòng biết ơn của người con gái đối với đấng sinh thành, lòng biết ơn của chàng rể khi được cha mẹ chấp thuận tác thành cho vợ chồng được đến với nhau.

Mặc dù nghi thức tổ chức đám cưới của người Việt chủ yếu xoay quanh các thủ tục như trên. Nhưng đối với những cặp đôi trẻ tuổi, chưa có nhiều trải nghiệm về lễ nghi, cách thức tổ chức tiệc cưới, thì việc xây dựng một kế hoạch hoàn hảo cho cho ngày trọng đại của cuộc đời cũng khiến không ít người cảm thấy “đau đầu”. Để “giải cứu” những khó khăn cho ngày trăm năm của “tân lang”, “tân nương”

KHÁCH HÀNG CỦA CHÚNG TÔI
khach_hang_doi_tac_9
khach_hang_doi_tac_7
khach_hang_doi_tac_4
khach_hang_doi_tac_2
khach_hang_doi_tac_5
khach_hang_doi_tac_5
khach_hang_doi_tac_3

GIỚI THIỆU

--------------------

S Group Media chuyên cung cấp dịch vụ nhiếp ảnh, quay dựng video quảng cáo, sản xuất MV, video viral cho đa dạng khách hàng, từ cá nhân đến doanh nghiệp.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

--------------------

S GROUP MEDIA
 
Địa chỉ: số 1M3 khu B Đại học Mỏ địa chất - Cổ Nhuế 2 - Bắc Từ Liêm - TP. Hà Nội
 
Hotline: 0948.506.986
 
 
gf-icn-youtube gf-icn-facebook gf-icn-twitter gf-icn-rss gf-icn-instagram

Copyright 2022 ©

Website is designed at tnweb.vn